3 giai đoạn “vàng” phát triển IQ cho trẻ
3 giai đoạn “vàng” phát triển IQ cho trẻ
Con cái phát triển thông minh, giỏi giang, thành công trong tương lai là điều mà bố mẹ nào cũng mong muốn. Vì vậy, ngoài việc giúp trẻ phát triển về mặt thể chất, tinh thần, bố mẹ cũng cần chú ý việc nâng cao trí tuệ và hình thành nhân cách của con. Theo kết quả nghiên cứu của đại học Havard về sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thì hầu hết tất cả trẻ em đều có 3 giai đoạn để trở nên thông minh. Chính vì thế, để tránh bỏ lỡ 3 giai đoạn “vàng” phát triển IQ cho trẻ, hãy cũng Yamada Kids tìm hiểu ngay dưới đây nhé.
3 giai đoạn “vàng” phát triển não bộ của trẻ
Giai đoạn từ 0-3 tuổi
Đây là giai đoạn phát triển trí tuệ đầu tiên của trẻ. Trước 3 tuổi, trẻ sẽ bắt đầu nhận biết thế giới, bắt chước, bắt đầu học bò, học nói và thành thạo các kỹ năng cơ bản. Những cử chỉ, hành động, lời nói của người lớn sẽ được ghi nhớ vào não bộ của trẻ, sau đó hình thành nên hành vi của chúng. Ngoài ra, trẻ em ở giai đoạn này cũng có ý thức cạnh tranh mạnh mẽ. Ví dụ khi hai trẻ ăn cùng với nhau, trẻ sẽ ăn nhanh hơn khi ăn một mình; hoặc khi cùng chơi với nhau, trẻ luôn muốn tranh giành món đồ chơi mà đứa trẻ kia đang cầm.
Lúc này, não bé có 3 chức năng hoạt động chính: tiếp thu sự mới lạ, lặp lại và ghi nhớ. Thời gian ghi nhớ của trẻ cũng cao hơn gấp 4 lần so với người trưởng thành. Do đó, cha mẹ cần nắm bắt giai đoạn then chốt đầu tiên này và trau dồi khả năng ngôn ngữ, nhận thức và khảm phá một cách tự nhiên.

Từ 0-3 tuổi bé có thể bắt chước những cử chỉ, lời nói, hành động của người lớn
Giai đoạn từ 3-6 tuổi
Trong giai đoạn này, sự phát triển tiểu não của trẻ dần hoàn thiện. Trẻ sẽ tiếp nhận các sự việc diễn ra trong cuộc sống và giúp trẻ tích lũy kiến thức. Khi trẻ được giao tiếp với môi trường bên ngoài nhiều hơn, những tế bào thần kinh trong não bộ sẽ càng phát triển. Ở độ tuổi này, trẻ có thể dễ dàng học theo những cái tốt lẫn cả cái xấu. Vì thế, cha mẹ nên chú ý quan sát trẻ cẩn thận để kịp thời sửa chữa những thói quen xấu cho trẻ.
Việc đánh mắng trẻ khi hành động sai ở giai đoạn này cũng không được các chuyên gia khuyến cáo bởi nó sẽ làm trẻ càng nổi loạn. Thay vì đánh mắng con, hãy phân tích cho chúng hiểu và sửa đổi.
Ngoài ra, phụ huynh nên mua những đồ chơi tư duy, phù hợp với lứa tuổi để trẻ rèn luyện trí thông minh. Trẻ cũng cần được thường xuyên đưa đến những nơi như công viên, khu vui chơi giải trí, nơi công cộng… để trẻ khám phá những điều mới mẻ và học cách giao tiếp, ứng xử với mọi người xung quanh.
Giai đoạn từ 6-12 tuổi
Nhiều nghiên cứu đã so sánh sự phát triển của não bộ ở các độ tuổi khác nhau, theo kết quả của nghiên cứu nhận thấy trẻ sau 12 tuổi thì não bộ về cơ bản đã phát triển ổn định. Do đó, trước 12 tuổi là giai đoạn vàng phát triển trí não rõ rệt nhất. Giai đoạn từ 6 đến 12 tuổi là giai đoạn học hỏi nên cha mẹ cần trau dồi khả năng tập trung cho trẻ.
Đây cũng là giai đoạn mà các cảm xúc cạnh tranh, tư duy chiến thắng của trẻ phát triển mạnh mẽ. Yếu tố này tác động mạnh vào trí óc của trẻ, kích thích chúng tư duy, sáng tạo để giành được chiến thắng.
Trong giai đoạn này, cha mẹ càng phải sát sao hơn trong việc nuôi dưỡng con bởi nó có tác động đến việc hình thành tính cách của trẻ trong tương lai.

Giai đoạn này là giai đoạn trẻ sẽ phát triển trí não rõ rệt nhất
Cha mẹ nên làm gì để cải thiện sự phát triển trí não cho trẻ?
Hướng dẫn giáo dục cho trẻ từ lúc học mầm non
Nhiều cha mẹ nghĩ rằng khi trẻ học tiểu học thì mới bắt đầu hành trình học tập. Nhưng thực tế, hành trình học tập của trẻ đã bắt đầu một cách vô thức từ khi mới sinh ra. Cho nên dù trẻ nhỏ tuổi nhưng vẫn có khả năng tích lũy kiến thức, học ngôn ngữ mới. Vì thế, ba mẹ hãy chú ý giáo dục trẻ sớm, đây là chìa khóa vàng giúp trẻ trở nên thông minh, lanh lợi.
Kích thích sự tò mò và mong muốn khám phá của trẻ
Sự tò mò, ham muốn khám phá sẽ tác động mạnh đến sự phát triển trí não của trẻ. Ở độ tuổi này, cha mẹ nên tạo nhiều cơ hội để trẻ được tiếp xúc nhiều hơn với vạn vật xung quanh. Đồng thời, cha mẹ có thể cho bé đi làm quan, chơi ghép tranh, chơi lego… để bé tư duy, bổ sung kiến thức.
Rèn luyện cho trẻ thói quen đọc sách vào buổi tối
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện, mức độ ghi nhớ trong não bộ của trẻ vào buổi tối cao hơn so với ban ngày. Vì vậy, cha mẹ nên tận dụng khoảng thời gian buổi tối để cùng trẻ đọc sách, giúp trẻ mở rộng tầm hiểu biết và nâng cao khả năng tư duy.

Ba mẹ hãy dành 1-2 tiếng mỗi tối để đọc sách, truyện cùng con
Yamada Kids đã chia sẻ với ba mẹ về 3 giai đoạn “vàng” phát triển IQ cho trẻ và những cách để giúp cải thiện trí não của trẻ. Bên cạnh đó, các vị phụ huynh cũng chính là người thầy đầu tiên giúp hướng dẫn, khai sáng để trẻ có thể phát triển trí não vượt bậc.