Những kỹ năng ứng xử cơ bản nên dạy bé từ khi còn nhỏ
Những kỹ năng ứng xử cơ bản nên dạy bé từ khi còn nhỏ
Ngày nay, việc dạy trẻ cách ứng xử là một trong những vấn đề được nhiều bậc cha mẹ quan tâm. Ngoài việc học kiến thức học vấn, thì những quy tắc ứng xử với gia đình và ngoài xã hội là vô cùng quan trọng. Đặc biệt, khi các bé còn nhỏ, cha mẹ cần phải dạy trẻ những điều cơ bản này để bé được hình thành lâu dài đến khi trưởng thành. Như vậy, khi bé lớn lên sẽ giúp trẻ phát triển một cách ứng xử đúng mực với mọi người xung quanh.
Yamada Home sẽ chia sẻ cho cha mẹ 1 số kỹ năng ứng xử cơ bản nên dạy bé mà cha mẹ có thể học theo để bé ngoan ngoãn, lễ phép hơn.
Biết chào hỏi, hỏi thăm, quan tâm đến mọi người
Cha mẹ cần dạy con biết cách chào hỏi lễ phép, thái độ niềm nở khi gặp người khác, nhất là đối với người lớn tuổi như “cháu chào ông/bà”, “con chào cô/chú”, “em chào anh/chị”… Khi trả lời người lớn không được nói trống không, không được chỉ gật đầu hay lắc đầu, Quan trọng hơn là bố mẹ phải là người thị phạm, làm gương, nói chuyện lịch sự với mọi người để bé noi theo. Những điều này không chỉ đơn thuần là kỹ năng ứng xử mà còn giúp trẻ phát triển chỉ số cảm xúc (EQ) tốt hơn.

Gặp người lón tuổi phải chào hỏi lễ phép
Nói lời cảm ơn/xin lỗi chân thành
Trẻ con luôn được người lớn cho quà, bánh kẹo… Việc dạy các bé biết nói lời cảm ơn như “con cảm ơn ông, bà, bố mẹ…”, “em cảm ơn anh, chị” rất quan trọng. Lời cảm ơn là phép tắc tối thiểu trong giao tiếp thể hiện sự ngoan ngoãn, lễ phép, lịch sự của trẻ.
Khi phạm sai lầm, trẻ cũng cần học cách nói lời xin lỗi. Vì trẻ còn nhỏ, chưa hiểu biết, người lớn cần bình tĩnh giải thích cho bé hiểu rằng mắc lỗi không phải cái tội mà là cơ hội để học hỏi. Vì thế, khi trẻ biết nhận lỗi, nói lời xin lỗi và sửa lỗi thì theo thời gian bé sẽ hoàn thiện theo hướng tích cực.
Biết giao tiếp bằng mắt
Cuộc nói chuyện sẽ chân thành, tôn trọng hơn khi người tham gia trò chuyện nhìn vào mắt nhau để nói những suy nghĩ của mình. Do đó, bố mẹ nên dạy trẻ nhìn vào mắt người khác khi đang nói chuyện để truyền đạt cảm nghĩ, thể hiện tự tin, lịch sự tối thiểu và câu chuyện được cởi mở hơn. Cha mẹ khi nói chuyện với con cũng nên tạo thói nhìn vào mắt con, truyền đạt ngôn ngữ hình thể qua ánh mắt, bé sẽ thấy được sự chân thành, tình cảm.

Nhìn thẳng vào mắt trẻ để cảm nhận được ý nghĩ
Phải trả lời mọi người bằng câu nói hoàn chỉnh
Khả năng ngôn ngữ của trẻ nhỏ còn rất hạn chế nên nhiều lúc trẻ dễ nói trống không với mọi người. Tuy nhiên, cha mẹ có thể uốn nắn trẻ trả lời câu có đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ để thể hiện phép lịch sự và tôn trọng với người khác. Ví dụ, khi người lớn hỏi “cháu có thấy đói không?”, hãy dạy trẻ trả lời câu hoàn chỉnh như “cháu vẫn còn no ạ!” hay “có đang đói ạ!”…
Giữ trật tự nơi công cộng
Cha mẹ nên dạy trẻ cách giao tiếp, giữ trật tự, không nói to ở những nơi công cộng như trường học, công viên, khu vui chơi… Cha mẹ cũng nên giải thích cho bé hiểu khi bé làm ồn hoặc nói to sẽ gây ảnh hưởng đến người xung quanh, đồng thời việc giữ trật tự nơi công cộng thể hiện trẻ là người thông minh, lịch sự trong mắt của mọi người.

Dạy bé giữ gìn trật tự ở nơi công cộng
Thường xuyên giúp đỡ người khác
Trong cuộc sống, có rất nhiều việc mà trẻ con có thể giúp đỡ cha mẹ, mọi người xung quanh. Bạn có thể dạy bé “tuổi nhỏ làm việc nhỏ”, những việc đơn giản phù hợp với sức của trẻ như giúp mẹ dọn bàn ăn, cho chú chó/mèo ăn, quét nhà… Khi trẻ có thói quen này, bé sẽ nhận thấy biết giúp người khác sẽ rất vui, được nhiều người khen ngợi.
Cách ứng xử nhỏ khác trong sinh hoạt hàng ngày
Chờ đến lượt: cha mẹ nên dạy bé thói quen chờ đợi, xếp hàng khi đi mua sắm, soát vé vào cửa trong các khu vui chơi, công viên… không nên chen lấn, xô đẩy người khác.
Giữ vệ sinh: trẻ em nên biết cách cho bát, đĩa sau khi ăn xong vào bồn rửa chén, quần áo bẩn vào máy giặt, cất đồ chơi gọn gàng… nếu bạn dạy trẻ được các hành xử này, bạn sẽ thoải mái và tự tin khi sang chơi nhà bạn bè hay nhà họ hàng.
Cách ăn uống: hãy bắt đầu dạy trẻ cách ăn uống ngay từ khi chúng biết nhận thức. Nên dạy trẻ ăn phải ăn từ tốn, không nói chuyện khi miệng có đồ ăn, ăn bốc tay…
Ho và hắt hơi: cha mẹ hãy dạy con biết che tay khi hắt hơi và ho hoặc sử dụng khuỷu tay, khăn giấy để không làm lây lan vi khuẩn, vi trùng.

Dạy bé cách ứng xử từ những ví du, câu chuyện mà trẻ từng trải qua
Hy vọng bài viết này đã cung cấp thêm cho các bậc phụ huynh kỹ năng ứng xử cơ bản nên dạy bé từ khi còn nhỏ. Nếu áp dụng được những kỹ năng này, thì khi trưởng thành trẻ sẽ là một người rất tuyệt vời.